jump to navigation

Bằng cấp có quan trọng khi tìm việc không? 09/06/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment
Quan niệm ngày nay đã khá khác ngày xưa. Hồi ấy, hồ sơ tìm việc nhất thiết phải có tấm bằng đại học thì mới mong có công việc tốt. Ngày nay, nhiều khi nhiều bạn trẻ chỉ mới tốt nghiệp trung cấp, hoặc chưa có bằng đại học, đã có mức lương cao hơn cả một bạn đã có bằng tốt nghiệp đại học loại tốt.

Hồ sơ tìm việc, hay còn gọi là CV, là cực kỳ quan trọng đối với những ai chưa có bằng cấp hoặc bằng không được “đẹp” lắm. Bạn phải thể hiện khả năng, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình để lấp lại “chỗ trống” bằng cấp, và thuyết phục nhà tuyển dụng nhấc điện thoại mời bạn đến phỏng vấn.

Khi vào được vòng phỏng vấn, xem như bạn đã thành công bước đầu. Điều cốt lõi nhà tuyển dụng cần biết về bạn có thể tóm tắt như sau:
– Kiến thức chuyên môn: trình độ thực thụ cũng như những kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực bạn tìm việc.
– Kỹ năng có liên quan: khả năng làm việc của bạn, bạn cũng sẽ có khoảng 2 đến 3 tháng thử việc để hoàn thiện, nâng cao các kỹ năng vốn có.
– Thái độ làm việc: cá tính, đạo đức của bạn có phù hợp với công việc và công ty hay không? Bạn tài giỏi chưa đủ, bạn phải có đạo đức, có cái tâm trong công việc.

Nếu bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng về kỹ năng, khả năng giải quyết vấn đề, kinh nghiệm làm việc, những thành công thực tế của bạn, ý chí chịu khó học hỏi thì bạn có thể yên tâm về khoản thiếu bằng cấp của mình.

Đây là một câu chuyện tình cờ chúng tôi biết được: Vì gia đình khó khăn, Nhàn, không thể học đại học. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Nhàn xin đi học tiếng Anh và một lớp kế toán ngắn hạn. Song song với việc đi học, cô nộp đơn xin việc ở các công ty, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì. Năm đó, một công ty vốn 100% nước ngoài cần một chân chạy giấy tờ kiêm làm sổ sách tài chính đã đồng ý nhận Nhàn. Sở dĩ Nhàn được nhận vì vốn tiếng Anh của Nhàn tuy không lưu loát nhưng có thể hiểu được những gì sếp muốn nói. Sếp của Nhàn chấp nhận việc đào tạo cô từ đầu, vì hãng này là một hãng lâu đời nên có hệ thống tài chính riêng. Vừa làm, vừa học, và với sự cố gắng học hỏi không ngừng, cô đã dần dần nắm vững tiếng Anh và các qui tắc tài chính phức tạp của công ty đó. Về sau, chính cô là người đứng ra lo công tác nhân sự. Số người cô phỏng vấn hầu hết có bằng cấp đại học, nhưng rồi cũng phải qua tay cô để được đào tạo gần như từ đầu.

Chúng tôi không có ý muốn khuyến khích bạn bỏ bê chuyện học hành và chạy theo các công việc thêm. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng: khi bạn thực sự muốn vươn lên, bạn có thể học được rất nhiều từ cuộc sống, vì ngoài ghế giảng đường, cuộc sống là trường học vô cùng thực tế và rộng lớn. Sự cố gắng, chịu khó mới chính là nhân tố giúp bạn thành công.

Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp.

Trên là bài viết từ  VieclamBank.

Còn với mình đi làm gần 3 tháng hiện giờ chưa ra trường, với công việc của mình lúc xin đi làm đúng chẳng cần giấy tờ bằng cấp gì nhiều. Nộp CV vào, gọi đi test xong tới phỏng vấn rồi làm.

Cách đây không lâu khi ký hợp đồng chính thức họ cũng không hỏi đên bằng cấp luôn…

Đến hôm nay viết đơn xin tạm nghĩ 1 tháng để làm luận văn, thế là họ hỏi “Em vẫn chưa ra trường ah..?” …

Bằng cấp là một chuyện nhưng bạn làm được cho họ không là một chuyện…! Thường trong các công ty nó chỉ đóng vai trò khi bạn làm hồ sơ thôi.  Chúc các bạn thành công…!

bloghnb

Bí quyết để có mức lương mơ ước 18/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Dù không thích việc phải thương thuyết với nhà tuyển dụng hoặc không coi trọng vấn đề tiền lương nhưng chỉ cần một chút khéo léo và cố gắng, bạn có thể làm tăng thu nhập hàng tháng cũng như các khoản trợ cấp khác của mình.

Bí quyết để có mức lương mơ ước

Bí quyết để có mức lương mơ ước

Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau để đạt được mức lợi ích cao nhất khi thương lượng mức lương:

Không nên đưa ra một con số cụ thể trong cuộc phỏng vấn

Nếu bạn chủ động đưa ra một con số cụ thể trước, người phỏng vấn sẽ căn cứ vào đó để hạ thấp mức lương của bạn. Họ thường nói rằng đó là mức lương quá cao và đề nghị một con số khác nhỏ hơn. Ngoài ra, có thể bạn lại đề nghị một mức lương thấp hơn mong đợi của nhà tuyển dụng ( và họ sẽ rất vui mừng trong trường hợp này ). Người nói ra trước con số cụ thể sẽ khiến đối phương đề ra hành động có lợi hơn. Do đó, người phỏng vấn luôn muốn ứng viên sẽ nói ra điều này trước.

Để khắc phục tình huống này, bạn không nên đưa ra một con số cao chót vót với hi vọng nhà tuyển dụng sẽ tự động hạ thấp dần tới mức chấp nhận được. Họ sẽ cho rằng bạn không thực tế và cuộc thương lượng có thể thất bại trước khi thực sự bắt đầu. Tốt nhất, khi được hỏi về tiền lương, hãy hỏi lại người phỏng vấn rằng họ trả bao nhiêu cho vị trí tuyển dụng. Dù anh/ ta đưa ra con số bao nhiêu, hãy nói: “Đó là một điểm khởi đầu tốt” (và sau đó bạn có thể yêu cầu nhiều hơn).

Hãy hỏi thêm về những trách nhiệm công việc bởi nó ảnh hưởng tới tiền lương của bạn. Nhấn mạnh rằng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty quan trọng hơn. Mẹo này giúp bạn chứng tỏ bạn là một thành viên trong nhóm và thực sự muốn cống hiến cho công ty. Nó có thể khiến nhà tuyển dụng thoáng hơn trong việc chi trả cho một nhân viên tâm huyết, muốn gắn bó với công ty.

Nếu các bước trên không mang lại hiệu quả, hãy áp dụng hình thức thương lượng ” trọn gói”. Bạn có thể đưa ra một mức lương bao gồm tiền lương cứng, thưởng, trợ cấp xăng xe, điện thoại… Nhà tuyển dụng sẽ không biết bao nhiêu phần trăm trong số đó là lương thực tế và bao nhiêu là phần lợi ích. Chú ý, tránh khoác lác ” Công ty A sẵn sàng trả… để có được sự phục vụ của tôi” bởi công ty trả lương cho những giá trị hiện tại của bạn chứ không phải vì công ty khác.

Không thương lượng cho tới khi bạn nhận được một lời đề nghị qua văn bản

Giả sử bạn không nhận được một lời đề nghị rõ ràng và cụ thể qua văn bản trước khi bước vào vòng thương lượng, người phỏng vấn có thể tăng thêm 5 đồng trong lương cơ bản. Bạn vui mừng chấp nhận và kí hợp đồng ngay vì cho rằng mình được trả cao hơn mong đợi. Nhưng thực tế có thể bạn lại mất đi 10 đồng trong các khoản thưởng và trợ cấp ( những điều này lại không được người phỏng vấn nói đến). Ngược lại, nếu nhận được một văn bản đề nghị rõ ràng, bạn biết mình sẽ làm gì trong cuộc thương lượng.

Một khi nhận được lời đề nghị qua văn bản, hãy yêu cầu một thời gian ngắn để xem xét, cân nhắc. Dù thương thuyết không phải thế mạnh của bản thân nhưng nếu cố gắng, số tiền bạn nhận được sẽ nhiều hơn và kĩ năng thương lượng của bạn cũng tiến bộ hơn.

Nghiên cứu và lên kế hoạch cho ” cuộc tấn công ” của bạn

Để đề nghị một mức lương phù hợp, bạn cần biết vị trí công việc được trả ở khoảng nào. Hãy kiểm tra các thông kê về mức lương trực tuyến, qua báo chí. Tốt nhất là tìm hiểu thông qua mạng lưới quan hệ của bạn, hỏi những người làm công việc tương tự. Tìm ra mức cao nhất trong khoảng lương đó và đề nghị. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu và bạn xứng đáng với con số cao nhất đó.

Kể cả khi bạn chưa đạt đến mức cao nhất đó, hãy mở rộng trách nhiệm của mình để phù hợp với nó. Ví dụ, nếu bạn là nhân viên marketing và có nền tảng bán hàng tốt, bạn có thể gánh vác thêm trọng trách của nhân viên bán hàng. Hãy đề nghị mức lương cao hơn vì rõ ràng công ty sẽ không tốn thêm ngân sách cho một nhân viên nữa khi bạn có thể đảm nhận cả 2.

Hiểu rõ điều bạn thực sự cần

Mỗi người đều có những nhu cầu khác ngoài tiền bạc. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên từ bạn bè, nhưng rốt cuộc bạn là người thực hiện việc hàng ngày và bạn phải tự quyết định mình có thực sự thích công việc đó không. Không thống kê mức lương nào cho bạn biết điều đó. Một vài người đánh đổi tiền bạc để có thêm thời gian dành cho gia đình, một số người lại bỏ qua vấn đề tiền bạc để làm công việc thực sự cuốn hút họ. Còn bạn, bạn có thể đánh đổi tiền bạc với điều gì? Hãy trung thực với bản thân. Tuy nhiên, cũng không nên từ bỏ việc có thêm tiền vì những lí do ” lãng xẹt” như bạn không thích phải thương lượng, bạn ngại đề cập tới vấn đề tiền bạc, hay chưa có ai trong công ty làm như vậy… Sự kết hợp giữa khả năng của bản thân và kĩ năng thương thuyết tốt sẽ giúp bạn đạt được mức lương xứng đáng với mình.

Theo dantri

bloghnb

Người tuyển dụng hỏi gì khi phỏng vấn 15/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Chào các bạn…!

Chắc hẳn những người là tri thức chúng ai cũng sẽ có ít nhất một lần sẽ đi phỏng vấn để tìm kiếm cho mình  một công việc thích hợp.

Bài viết này mình xin đưa ra một số tình huống có thể xảy ra với bạn trong ngày phỏng vấn. Đây là những thứ mình rút ra được sau vài lần phỏng vấn và những thứ sưu tầm được tìm hiểu trước khi phỏng vấn.

Phỏng vấn có thể mình tạm chia hai loại như  sau:

  • Phỏng vấn để test (kiểm tra) kiến thức chuyên ngành đối với những công ty yêu cầu test kiến thức
  • Phỏng vấn để thoải thuận chính sách để được chấp nhận vào công ty (sau khi phỏng vấn test kiến thức nếu công ty yêu cầu)

Hình thức đầu tiên không có gì đáng lo ngại, mình không nói chi tiết. Mình nói chủ yếu ở loại thứ hai.

Đầu tiên chắc chắn bạn sẽ gặp những câu chào hỏi quen thuộc bình thường, cái này không quá phức tạp nhưng bạn nên trả lời một cách ngắn gọn rõ ràng. Ấn tượng đầu tiên mà…

Điều quan trọng bạn phải nghĩ là : Phỏng vấn chủ yếu họ sẽ nhìn vào phong thái của bạn để rồi họ dùng trực giác của họ để đánh giá mình. Đôi khi không phải trả lời tốt là OK đâu… Do đó bạn phải có một phong thái tốt khi đi phỏng vấn. (Cái này mình đã có một số bài viết trước)

Những câu hỏi đầu tiên thường là :

  1. Giới thiệu về anh chị?
  2. Bạn đã đi làm đâu chưa?
  3. Nếu chưa, bạn mới ra trường? Bạn học trường nào? Tốt nghiệp khi nào?
  4. … (Những câu hỏi xã giao rất bình thường)

OK, mình tiếp tục đi vào vấn đề chính, có thể chia các phần như  sau:

A  ĐỘNG CƠ XIN VIỆC VÀ QUAN TÂM ĐẾN CÔNG VIỆC:

  1. Vị sao anh chị nộp đơn vào chức vụ này?
  2. Anh chị biết tới công ty chúng tôi như thế nào?
  3. Anh chị có nhận xét gì về Công ty chúng tôi?
  4. Điều gì thích thú nhất trong công việc mà anh chị muốn xin làm?
  5. Điều gì khiến anh chị cảm thấy được kích thích nhất trong công việc?
  6. Theo anh chị công việc này có yêu cầu đòi hỏi gì?

B ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC:

  1. Điểm trung bình của anh chị khi học đại học, hoặc lớp chuyên ngành?
  2. Anh chị thích hay không thích môn nào nhất tại sao?
  3. Đánh giá chung của anh chị về hoạt động đào tạo chuyên ngành?
  4. Anh chị có tự tìm hiểu trong quá trình học hay không?
  5. Anh chị trang trải học phí của mình bằng cách nào?

C CÔNG VIỆC CŨ (Nếu bạn có):

  1. Mức lương khởi đầu và mức lương hiện nay của anh chị là bao nhiêu? Vui lòng giải thích?
  2. Tổng thu nhập hiện nay của anh chị là bao nhiêu?
  3. Vì sao anh chị lại bỏ công việc cũ?
  4. Anh chị có nhận xét gì về Công ty cũ của anh chị? Những điểm mạnh và điểm yếu? Điều gì anh chị không thích và thích công ty cũ?

D KIẾN THỨC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG VIỆC:

  1. Anh chị đạt được những giải thưởng nào liên quan đến công việc.
  2. Anh chị có thể làm những công việc nào ở Công ty chúng tôi.
  3. Những kinh nghiệm cũ giúp gì cho công việc mới?
  4. Hãy kể về những thành công lớn nhất trong công việc của anh chị?
  5. Anh chị có thường xuyên hoàn thành công việc với chất lượng và thời gian đúng hạn không?

E  KHẢ NĂNG HOÀ ĐỒNG VÀ GIAO TIẾP:

  1. Hãy kể về lãnh đạo và đồng nghiệp cũ của anh chị?
  2. Anh chị thấy rằng làm việc một mình hay theo nhóm sẽ thích hợp, hiệu quả hơn?
  3. Anh chị giải quyết xung đột như  thế nào?
  4. Anh chị có thể cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với người mới quên không?

F  TỰ NHẬN XÉT BẢN THÂN, Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VÀ CẦU TIẾN:

  1. Anh chị vui lòng nhận xét về bản thân của anh chị?
  2. Những ưu thế của anh chị so với ứng viên khác? Đâu là điểm mạnh và yếu của anh chị?
  3. Những điều anh chị muốn kể cho chúng tôi biết về anh chị?
  4. Bạn bè đánh giá anh chị như thế nào?
  5. Dự định của anh chị trong tương lai?
  6. Ước muốn lớn nhất trong nghề nghiệp của anh chị là gì?
  7. Đìêu gì ảnh hưởng lớn đến sự tiến bộ nghề nghiệp của anh chị?
  8. Theo anh chị nhà quản trị cần có những phẩm chất gì?
  9. Nếu được nhận vào làm trong doanh nghiệp, anh chị có mong đợi hặc đề nghị gì với doanh nghiệp?

G QUAN ĐIỂM SỞ THÍCH CHUNG:

  1. Điều gì làm anh chị khó chịu nhất trong cuộc sống hiện nay?
  2. Những thói quen và sở thích của anh chị là gì?
  3. Điều gì thường làm anh chị phải lưỡng lự nhất?
  4. Bài học kinh nghiệp quý báu nhất mà anh chị đã học được?
  5. Anh chị có nhận xét gì về nhân vật X trong một câu chuyện về thời sự mới đặt ra?

———————————————————————————————-

Vâng trên là một số tình huống có thể xảy ra đối với bạn trong kì phỏng vấn… Tất nhiên tùy từng lĩnh vực của bạn mà sẽ có những kỹ thuật phỏng vấn riêng. Hy vọng một số bài viết của mình post lên giúp đỡ các bạn một tí…

bloghnb

“Nhảy việc” – 10 mẹo để thành công 09/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Bạn đang tìm kiếm một công việc tốt hơn công việc hiện tại? Một công việc phù hợp với năng lực, bằng cấp và giá trị của bạn? Nếu đúng như vậy, bạn hãy suy nghĩ và lên kế hoạch thật kỹ lưỡng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước khi chuyển sang một lĩnh vực khác, bạn cần có những cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm sẽ phải gánh vác và kết quả hoàn thành chúng ra sao. Do đó, hãy xét đến 10 mẹo sau khi bạn đang có ý định chuyển công tác.

1. Lên kế hoạch rõ ràng. Một sự thay đổi công việc thông minh nhất chính là vẽ ra cho mình một bản đồ chiến lược hiệu quả. Trong bản đồ này là những kế hoạch hành động chi tiết gồm: nguồn tài chính, nghiên cứu công ty mới, năng lực chuyên môn và đào tạo. Hãy nhớ rằng tìm kiếm một công việc mới không phải một sớm một chiều. Nó có thể kéo dài đến vài tháng hoặc lâu hơn nữa. Do đó, kiên nhẫn chính là chìa khóa trong chiến thuật này.

2. Chờ thời cơ. Bạn có thể không tìm ngay được công việc mong muốn, nhưng bạn có thể tích lũy kinh nghiệm cho mình để chuẩn bị kiến thức cho lĩnh vực mới. Có rất nhiều cách để bạn có thể tiến trên con đường sự nghiệp sắp tới; bạn có thể xung phong hoặc tự mình làm những công việc như là một người làm nghề tự do hoặc tư vấn viên. Điều này có thể giúp bạn thử sức trong lĩnh vực mà mình mơ ước. Sau một thời gian, khi kinh nghiệm đã đủ “chín”, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn cho quyết định chuyển công tác này.

3. Biết chắc những lý do của bạn. Bất mãn với công việc hiện tại không phải là lý do chính để bạn tạo một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của mình. Bạn cần phải phân tích xem có phải là bạn ghét công việc đó hay là bạn không hài lòng về sếp, hay là do một tình huống không hay ho xảy ra trong công ty. Làm tốt công việc này, bạn sẽ không phải hối hận khi ra đi.

4. Nghiên cứu. Xem xét tất cả những khả năng có thể xảy ra trước khi cố gắng “nhảy” việc là một việc làm hết sức quan trọng. Bạn cần chia sẻ với những người trong mối quan hệ của mình, tìm hiểu công việc và gặp gỡ với những nhà quản lý chuyên nghiệp. Họ sẽ cho bạn lời khuyên hoặc gợi mở những cơ hội mới trong tương lai. Nhớ rằng, càng nắm chắc nhiều thông tin, khả năng thành công của bạn càng lớn.

5. Quyết định xem điều gì là quan trọng. Đây là thời gian tốt nhất để bạn nghĩ đến những ảnh hưởng của việc chuyển công tác tới chính bản thân mình. Bạn hãy tự hỏi xem điều gì bạn thực sự muốn làm cho quãng đời tiếp theo. Bạn có thể liệt kê những điều thích và không thích, đánh giá những kỹ năng, giá trị và mối quan tâm cá nhân của bạn.

Thực tế cũng đã có nhiều người đang muốn thay đổi công việc là để cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc của mình, nhưng cũng không ít người với lý do vì lương bổng. Do vậy, bạn có thể tìm đến một người tư vấn hoặc thực hành các bài test về nghề nghiệp để trả lời cho câu hỏi: bạn muốn ra đi vì điều gì.

6. Đánh giá năng lực bản thân. Liệu bạn đã có những kinh nghiệm và chuyên môn khi sẵn sàng thử sức với lĩnh vực mà mình mong muốn? Nếu không có, bạn phải nhanh chóng tìm cách để đầu tư kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn cần phải lên một kế hoạch dài hạn cho việc đào tạo năng lực chuyên môn.

7. Tìm hiểu về lĩnh vực bạn quan tâm. Muốn làm được việc, bằng cách này hay cách khác, bạn cần phải tìm hiểu về lĩnh vực mình thích. Bạn có thể đọc các bài báo, tham dự các cuộc hội thảo, gặp gỡ mọi người và chia sẻ với họ về những điều bạn quan tâm. Báo chí thương mại, các tổ chức, website của công ty là nơi gợi mở cho bạn rất nhiều cơ hội mới.

8. Phát triển các mối quan hệ. Hãy bắt đầu bằng việc nuôi dưỡng các mối quan hệ và duy trì nó. Các tổ chức chuyên nghiệp và hiệp hội ngành thương mại là những nơi rất tốt để bạn thực hiện điều đó. Tham gia các hội chợ việc làm hoặc các sự kiện xã hội sẽ cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn.

9. Update các kỹ năng tìm kiếm công việc. Đây là cách quan trọng để bạn có thể có phát triển các kỹ năng và kỹ xảo tìm việc của mình trước khi bắt đầu mở rộng các mối quan hệ. Hãy chắc rằng bạn sử dụng thời gian và các nguồn tìm kiếm việc mới một cách có hiệu quả nhất.

10. Hiểu rằng bạn có thể ở vị trí “còi” trong công ty mới. Bạn đừng nghĩ rằng mình có thể bắt đầu công việc mới theo cách đã làm với công việc cũ. Và bạn đừng hi vọng rằng mình có chỗ đứng tương tự khi vào công ty mới. Ở đâu cũng vậy, chỉ có sự cố gắng và một thời gian cống hiến mới có thể nhấc bạn lên vị trí cao hơn.

Theo VTV

Mẹo hay khi thoả thuận lương 09/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Điều gì bạn nghĩ trước tiên khi bắt đầu một công việc mới? Những đồng nghiệp? Hay ông chủ? Có lẽ là không. Khi đi làm, yếu tố tiền lương vẫn đóng vai trò chủ chốt trong cuộc sống của chúng ta.

Hình minh họa

Hình minh họa

Lương cao là một điều không ai từ chối nhưng thoả thuận sao cho xứng đáng với năng lực và công sức của bạn? Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng đàm phán về lương với nhà tuyển dụng của mình.

1. Kinh nghiệm và bí quyết

Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết những kinh nghiệm mà bạn đã tích luỹ được và năng lực của bạn phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng cần. Một yếu tố rất hiệu quả để phục vụ cho “công tác” thoả thuận lương của bạn.

2. Những con số thống kê

Chỉ nói suông đến những “rực rỡ” trong quá khứ thôi chưa đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng tài năng của bạn. Cần chỉ cho họ thấy những con số cụ thể, đưa ra những ví dụ chính xác chứng minh những thành tích đạt được. Ví dụ bạn đã làm tăng được khoảng 20% doanh số bán hàng trong quý hay tăng gấp đôi sản lượng chỉ trong sáu tháng v.v… Hãy nhớ là những con số đó luôn luôn trung thực nhé, vì rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hoặc đã điều tra về lí lịch của bạn trước đây rồi.

3. Đừng hỏi về lương

Một trong những điều cơ bản nhất khi đàm phán về lương, đó là hãy để nhà tuyển dụng hỏi bạn trước tiên. Khi đã có được vị trí trong mắt nhà tuyển dụng và biết công ty đang cần bạn thì sẽ dễ dàng hơn nhiều để thương lượng về khoản thu nhập của mình.

4. Tỏ ra hứng thú với vị trí được tuyển

Động lực là chìa khoá để có được năng suất tốt. Hãy chân thành về cảm xúc này và thể hiện một gương mặt hạnh phúc khi được làm việc cho công ty. Bạn sẽ luôn nhiệt tình và đầu tư cho công việc của mình.

5. Hình dung mình đã có việc làm

Tưởng tượng mình có việc làm và bạn sẽ lập kế hoạch như thế nào cho công việc sắp tới. Một người có đầu óc tổ chức sắp xếp công việc luôn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

6. Không mang cuộc sống cá nhân vào đàm phán

Mức lương luôn dựa trên ngân sách của công ty và khả năng làm được việc của bạn. Vì vậy bạn đừng đem tình hình kinh tế cá nhân của mình đang nghèo khó, nuôi “mẹ già con thơ” vào trong cuộc đàm phán này nhé. Nó không những không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn khiến nhà tuyển dụng khó chịu sẵn sàng gạch bỏ tên bạn trong danh sách ứng viên đấy.

7. Nghiên cứu về vị trí của bạn

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, bạn cần phải biết mọi thứ về công ty như vị trí công ty đang cần, những kỹ năng cần thiết, mức lương trung bình là bao nhiêu và nhu cầu thị trường. Thu thập tất cả những hiểu biết của bạn về công ty để lợi thế này đẩy bạn ở một vị trí cao trong mắt nhà tuyển dụng. Và sẵn sàng ứng phó với bất kì câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng đưa ra khi họ muốn biết bạn hiểu công ty và công việc của họ đến đâu.

8. Biết giá trị của bạn

Năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu, bạn là người biết rõ nhất. Đừng ảo tưởng nhưng cũng đừng đánh giá thấp bản thân. Nếu cần thiết hãy cho nhà tuyển dụng biết những gì bạn đã đạt được ở công việc trước đây, năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu trên thị trường hiện tại. Chứng minh cho họ thấy bạn biết được giá trị bản thân bạn và sử dụng nó như một công cụ để đàm phán về lương

9. Biết mức lương tối thiểu theo dự kiến của bạn

Nhà tuyển dụng luôn thích được đàm phán về lương với nhân viên mới và bao giờ họ cũng đòi hỏi một người có năng lực nhưng chỉ phải trả lương thấp. Nếu bạn thấy công ty không trả lương phù hợp với bạn nhất là thấp dưới mức tối thiểu bạn nghĩ thì đừng ngại hỏi về mức lương của các nhân viên trong công ty nhé.

10. Sẵn sàng với các giải pháp thay thế tiền mặt

Ngoài tiền lương là tiền mặt, bạn hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nếu công ty yêu cầu về việc mua cổ phần, ký hợp đồng tiền thưởng, các tài khoản chi phí, phần chia lợi nhuận… thay thế cho tiền mặt.

11. Tâm lý vững – tinh thần thép

Khi cuộc phỏng vấn đến hồi kết, dù kết quả đạt được thế nào bạn vẫn nên mỉm cười và tự tin vào bản thân. Điều này sẽ chứng mình rằng bạn có rất nhiều khả năng để vào một vị trí xứng đáng hơn. Một con người tự tin, năng động có thể ứng phó với mọi hoàn cảnh dù có khó khăn là người mà nhà tuyển dụng luôn cần. Chú ý nhé: Tự tin nhưng đừng tự phụ và quá kiêu ngạo đấy.

12. PR bản thân

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người có nhiều ưu điểm nhất với mức lương thấp nhất. Nhưng trước tiên hãy cho họ thấy những kỹ năng bạn có và tất cả lý do tại sao họ nên tuyển dụng bạn.

13. Tự nhiên với nhà tuyển dụng

Đừng biến cuộc đàm phán của bạn trong tình huống dở khóc dở cười chỉ được chọn một con đường “sống hay là chết”. Tốt nhất dù không hài lòng cũng tránh mâu thuẫn với họ. Thả lỏng tinh thần và thân thiện trong cách trao đổi sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận hơn với nhà tuyển dụng.

14. Bình tĩnh và kiểm soát

Có thể nhà tuyển dụng sẽ thử cảm xúc của bạn. Bạn có phải là một người nôn nóng vội vàng hay một người biết kiềm chế cảm xúc để suy nghĩ chín chắn trước khi ra quyết định. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc bạn làm sau này. Nếu rơi vào hoàn cảnh trên hãy chứng minh rằng bạn có khả năng kiểm soát những cảm xúc cá nhân trong lòng, thậm chí mọi thứ không đi theo đúng hướng của bạn.

15. Linh hoạt giờ giấc

Mặc dù nhà tuyển dụng chưa sẵn sàng cân nhắc bạn vào vị trí full-time (làm cả ngày), nhưng có thể sắp xếp cho bạn công việc bán thời gian, công việc làm được ở nhà hoặc bất kì thời gian nào thì bạn cũng nên linh hoạt thời gian làm việc của mình.

16. Dự đoán những lợi ích khác

Nếu bạn không nhận được mức lương như mong muốn, đừng vội thất vọng bởi vì công ty có thể có rất nhiều chế độ đãi ngộ khác tốt cho nhân viên. Hãy hỏi về những phúc lợi xã hội và khả năng thăng tiến của bạn.

17. Chứng minh bạn là người phù hợp nhất trong công việc

Những nhà tuyển dụng luôn muốn thấy một nhân viên tương lai của họ “bảo vệ và phát triển” vị trí của họ như thế nào thông qua những ý tưởng làm việc.

18. Kế hoạch dự phòng

Nếu bạn thấy rằng cuộc đàm phán không đi theo cách của bạn, nhà tuyển dụng đưa ra những khó khăn mà họ và bạn sẽ vấp phải nếu tuyển dụng bạn. Thì cần bình tĩnh xử lý tuỳ từng trường hợp, bạn hãy cho họ biết bạn sẵn sàng thích nghi với những khó khăn đó và dần cải thiện chúng sau.

19. Sẵn sàng đối phó với câu hỏi hóc búa

Giống như bạn phải chuẩn bị tình huống hỏi và trả lời sau mỗi lần thuyết trình. Hãy sẵn sàng tâm lý khi nhận được bất kì thông tin “bất thường” nào từ nhà tuyển dụng. Biết chính xác làm thế nào để trả lời câu hỏi nếu nhà tuyển dụng nói: “Bạn không đủ điều kiện để…” hoặc “Bạn đang yêu cầu quá nhiều về tiền lương…” Sẵn sàng tâm lý đó, bạn dễ dàng chủ động trong mọi tình huống hơn.

Theo Kiem Viec.

3 câu hỏi phỏng vấn mà mọi ứng viên đều muốn “né” 09/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Nhà tuyển dụng và những người phỏng vấn muốn bạn trả lời những câu hỏi hóc búa trong suốt cuộc phỏng vấn. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về cách mà bạn có thể ứng phó với những câu hỏi sau, những câu hỏi rất có thể bạn sẽ gặp phải trong cuộc phỏng vấn và sẽ rất quan trọng đối với sự nghiệp của bạn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giả sử bạn bị hỏi những câu hỏi này ngay bây giờ, bạn có thể đưa ra một câu trả lời hay được không? Nếu không hãy học, học và học.

1. “Bạn có thể giải thích lý do tại sao bạn không đi làm trong một thời gian dài được không?”

Đây là điều mà những người phụ nữ có gia đình có thể đưa ra lý do dễ dàng hơn. Họ không đi làm bởi vì họ phải chăm sóc cho mái ấm của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có một mái ấm thì việc này hơi khó.

“Tôi cảm thấy rằng trước khi gắn bó với một công việc, tôi nên đi đây đi đó một thời gian. Vì thế, tôi đã đi du lịch xuyên Việt như một hình thức tự học. Thực ra tôi chỉ dự định đi một thời gian ngắn, nhưng niềm đam mê du lịch đã kéo tôi đi lâu hơn và bây giờ tôi đã sẵn sàng để bắt đầu với công việc này.”

“Tôi đã làm nhiều công việc trước khi nghỉ một khoảng thời gian dài như thế này. Tôi đã quyết định rằng tôi không muốn gắn bó với bất kỳ một công việc nào. Vì vậy tôi đã không tìm việc. Nhưng rồi tôi đã nhận ra rằng tôi thật sự cần một công việc để phát triển sự nghiệp. Và tôi thấy rằng làm việc cho anh (chị) sẽ rất phù hợp với kế hoạch lâu dài của tôi.”

2. “Bạn có biết gì về công ty của chúng tôi không?”

Hy vọng rằng trước khi dự phỏng vấn, bạn đã tìm hiểu đôi nét về công ty mà bạn muốn làm việc. Nếu không, bạn cũng nên nói một điều gì đó chứ không phải là “không”, và thể hiện rằng bạn rất hứng thú để “tìm hiểu thêm”. Hãy nêu bật dịch vụ của công ty, các sản phẩm hay doanh thu.

“Không nhiều như tôi muốn biết. Tôi hiểu rằng công ty anh (chị) là một công ty lớn, có nhiều điều kiện để phát triển trở thành một trong những công ty thành công trong ngành. Công ty anh (chị) có mấy nhà máy nằm gần đây?”

“Ồ, công ty anh chị có tiếng là một đơn vị hàng đầu trong nền kinh tế của tỉnh (thành phố) này.”

3. “Tôi vừa phỏng vấn vài người có kinh nghiệm nhiều hơn bạn. Tại sao tôi lại chọn bạn mà không phải là họ?”

Câu hỏi này có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức (chẳng hạn như rất nhiều người chứ không phải vài người). Hãy cẩn thận trong trong việc đánh giá người khác, bởi vì bạn không biết họ và có thể bạn vô tình khơi mào cho một cuộc tranh luận, ít nhất cũng là trong suy nghĩ của người tuyển dụng. Thay vào đó, hãy nó về ứng viên mà em biết (bạn), và đưa ra những lợi ích mà nhà tuyển dụng có được khi thuê bạn.

“Tôi không thể nói tốt cho người khác, nhưng tôi có thể nói tốt cho bản thân mình. Tôi có thể đảm bảo với anh chị rằng tôi luôn thích ứng với công việc mới một cách nhanh chóng và tôi không phải gạt bỏ những kỹ năng công việc trước đây để làm tốt theo những gì anh yêu cầu.”

“Tôi đảm bảo rằng anh sẽ khó tìm được ai có lòng say mê, nhiệt tình trong công việc như tôi.”

Mẹo vặt: Đừng cố gắng học thuộc lòng những câu trả lời này và “phát lại” trong cuộc phỏng vấn. Mỗi câu trả lời của bạn sẽ thể hiện sự riêng biệt của bạn. Hãy sử dụng những câu trả lời trên như một sự hướng dẫn khi luyện tập trong nhóm của bạn.

Cùng với một người bạn hoặc một người thân trong gia đình “luyện tập” những câu hỏi này. Bạn không thể tự viết ra hoặc tự trả lời một mình được. Bạn phải ngồi trước một ai đó đóng vai là người phỏng vấn thì mới có hiệu quả.

Nếu có thể, hãy ghi âm hoặc quay video lại những buổi luyện tập này cốt để bạn có thể nghe hoặc xem sự “trình diễn” của mình. Từ đó bạn sẽ nhận ra những phần nào chưa ổn và sửa chữa chúng.

HÃY NHỚ: Người phỏng vấn không chỉ nghe những gì bạn nói, mà họ còn quan sát hành vi và thái độ của bạn nữa đấy.

Theo HRVietNam

4 sai lầm lớn khi tìm việc làm 09/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Bạn là sinh viên mới ra trường và nôn nóng muốn kiếm được việc làm thật tốt? Tuy nhiên nếu tâm lí trước khi tìm việc không tốt, rất có thể sẽ trở thành chướng ngại vật để thực hiện mục tiêu của bạn. Sai lầm đó là gì?

1. Ỷ lại quá nhiều

Thông thường khi bạn gần tốt nghiệp, các bậc cha mẹ luôn bận rộn lo lắng để tìm kiếm cho bạn một chỗ làm ổn định dựa trên mối quen biết của mình. Tất nhiên bố mẹ sẽ không giấu bạn điều đó và bạn cho rằng điều đó cũng là chuyện bình thường? Bạn đang ỷ lại vào bố mẹ đấy.

Theo chuyên gia tư vấn cho biết những sinh viên vừa mới tốt nghiệp cần học được tính độc lập, tự thân vận động thì ra ngoài xã hội mới có thể “lăn lộn” đối phó được những khó khăn trong cuộc sống. Nếu sinh viên bỏ qua giai đoạn tự tìm kiếm cơ hội cho mình mà chờ đợi sự sắp đặt của bố mẹ thì sau này rất khó có tính độc lập, tự chủ trong công việc của mình.

2. Đề cao lợi ích trước mắt

Một số sinh viên khác thì cứ thấy trước mắt các cơ quan hay doanh nghiệp nào thông báo tuyển dụng là họ vội vàng nộp đơn xin việc ào ào như “ong vỡ tổ” mà không cần suy nghĩ, tìm hiểu công việc có phù hợp với mình không. Cần chuẩn bị những gì để có được tấm vé “đạt yêu cầu” của nhà tuyển dụng. Cũng không có nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ càng nếu cùng một lúc xin nộp đơn ở nhiều công ty. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp có tiếng thì không vào được mà các kì thi công viên chức cũng chẳng dễ dàng gì để vượt qua.

Các chuyên gia tư vấn cảnh báo rằng những sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm nên có tầm nhìn lâu dài, việc lựa chọn việc làm phải phù hợp với nền tảng kiến thức của mình để đặt nền móng cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

3. “Lừa đi tìm ngựa”

Hiện nay đang rất phổ biến tình trạng “nhảy việc” để tìm kiếm cơ hội cho mình. Tuy nhiên, nếu như bạn cứ đứng núi này trông núi nọ, có được công việc ưng ý yêu thích rồi vẫn không chuyên tâm phát triển nó mà lại “ngó” mắt trông mong tìm kiếm một việc làm tốt hơn nữa thì có thể sau những năm tháng “nhảy việc” bạn vẫn chẳng phát huy và đầu tư được công việc của mình, thậm chí cũng không tích luỹ được kinh nghiệm làm việc.

Trước hết bạn cần xác định mục tiêu để tìm cho mình một vị trí tốt và sau đó tìm mọi cơ hội để nâng cao kỹ năng kinh doanh, tích luỹ kinh nghiệm để có được nền tảng vững chắc cho tương lai. “Chỉ cần tìm được hướng đi đúng” thì ngay cả khi bạn vẫn còn là sinh viên bạn cũng sẽ tìm được cho mình một công việc như mong muốn.

4. Tâm lý sợ khổ, sợ mệt

Khi phỏng vấn không cần xem xét trước bản thân mình có thể mang đến những lợi ích gì cho công ty mà chỉ quan tâm đến thù lao phần thưởng, khi nhà tuyển dụng thử đưa ra những hoàn cảnh khó khăn lại sợ khổ sợ mệt thì những sinh viên kiểu này chẳng bao giờ có ai thích cả.

Cần nhớ rằng mức lương không phải do ông chủ đưa ra cho bạn mà chính là do bạn đưa ra. Chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm, tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp tự nhiên bạn sẽ tạo cho mình có được cơ hội thăng tiến và sẽ nhận được mức lương xứng đáng.

Theo Kiem Viec.

Mẹo phỏng vấn xin việc thành công 09/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment
Ngay khi bạn nhận được điện thoại báo sẽ phỏng vấn cho công việc mà mình mơ ước bấy lâu nay, hãy chắc chắn rằng mình đang chuẩn bị mọi thứ ở mức tốt nhất để có thể thành công cho cuộc phỏng vấn sắp tới này. Những “bí quyết” sau đây sẽ giúp bạn có được điều đó.
Bí quyết 1. Nghiên cứu các công ty.

Phỏng vấn xin việc là một bước vô cùng quan trọng để có được công việc mà mình mong muốn. Nếu bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết sâu sắc về công ty của họ, bạn đã để lại một ấn tốt rất tốt đối với họ. Muốn vậy trước khi bước vào cuộc (phỏng vấn) hãy nghiên cứu thật kỹ về công ty này.

Việc nghiên cứu trước về công ty mình sẽ phỏng vấn vừa cho bạn những kiến thức để có thể tự tin trong buổi phỏng vấn, vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn đối với công việc này. Không một nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua những ứng viên như bạn. Vì vậy hãy yên tâm rằng mình đã không bỏ phí thời gian để tìm hiểu nghiên cứu công ty này.

Bí quyết 2. Trang phục.

Một bộ trang phục đẹp, phù hợp sẽ tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với nhà tuyển dụng. Quần áo cũng thể hiện được tính cách, quan điểm của người mặc. Một bộ trang phục đẹp, thoải mái sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bắt đầu trả lời câu hỏi phỏng vấn.

Chú ý: Bạn nên chọn những loại trang phục công sở, tránh mặc những chiếc áo, đầm váy hở hang, màu sắc quá nổi … Những bộ trang phục ấy có thể rất đẹp nhưng chúng hoàn toàn thích hợp cho một cuộc phỏng vấn.

Bí quyết 3. Đến đúng giờ.

Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những thách thức lớn nhất của người sử dụng lao động là phải đối phó với những nhân viên “có tật” đi trễ. Vì vậy, nếu trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai của mình bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ của mình thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều.

Bạn nên lập kế hoạch cụ thể: xác định thời gian đi đến công ty, dự trù những sự cố như kẹt xe, lạc đường, … Nên đến công ty trước 15 phút, bạn sẽ có thời gian để “chỉnh đốn” lại trang phục, xem lại giấy tờ cần thiết cũng sư tạo cho mình một sự thoải mái cần thiết trước khi bước vào cuộc.

Bí quyết 4. Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn

Có một số câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Ví dụ như: tại sao bạn chọn công việc này, mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có khả năng làm tốt công việc này không, …Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Bí quyết 5. Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bằng những câu hỏi của mình, nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho ứng viên hỏi bất kỳ câu hỏi nào họ muốn. Đây chính là lúc bạn để bạn có cơ hội “tỏa sáng” với nhà tuyển dụng, cho thấy sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có.

Nếu đây là buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn cần tránh những câu hỏi về lương, thưởng, số lượng ngày nghỉ, chế độ bảo hiểm, … Vì những câu hỏi sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm về lương, về bổng lộc tại công ty họ hơn là quan tâm đến công việc này, chúng chỉ nên được hỏi sau khi mọi chuyện đã kết thúc – tức là lúc bạn đã chắc chắn mình là người được chọn.

Theo HrVietnam

7 Bí Quyết Vượt Qua Vòng Phỏng Vấn 09/05/2010

Posted by banghn in Cẩm nang nghề nghiệp.
Tags:
add a comment

Thời điểm tham gia cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng đã đến. Thành công chắc chắn sẽ đến với những ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ tự tin khi trả lời mọi câu hỏi hóc búa một cách trôi chảy và xuất sắc. Còn bạn thì sao?

Thời điểm tham gia cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng đã đến. Thành công chắc chắn sẽ đến với những ứng viên có sự chuẩn bị kỹ càng và thái độ tự tin khi trả lời mọi câu hỏi hóc búa một cách trôi chảy và xuất sắc. Còn bạn thì sao?

Vào ngày cuộc phỏng vấn diễn ra, mọi ứng cử viên đều rơi vào tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Câu hỏi đầu tiên mà mọi nhà tuyển dụng đưa ra có thể rất khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thể hiện một nội dung cơ bản là: “Điều gì khiến anh/chị quyết định tham dự cuộc phỏng vấn tìm việc làm này?” hay “Anh/chị có thể cống hiến những gì cho công ty chúng tôi?”.

Liệu đứng trước nhà tuyển dụng cùng những câu hỏi hóc búa như vậy có khiến tay bạn run lên bần bật, tim đập liên hồi và mồ hôi toát ra đầm đìa…? Liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi phải mất một điều gì đó để có được việc làm thay vì phải đối đầu với tình huống này không?

Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, tự tin bước vào một cuộc phỏng vấn tìm việc làm và nhanh chóng trở thành ứng cử viên số một của nhà tuyển dụng.

1. Chuẩn bị kỹ lưỡng

Bạn hãy chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn cần đánh giá đúng năng lực và giá trị của mình trên thị trường lao động là phù hợp với những vị trí công việc nào. Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh các vị trí công việc khác nhau đối với bạn sẽ trở nên rất quan trọng và cần thiết. Các yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đối với các vị trí đó của công ty tuyển dụng sẽ khiến bạn lựa chọn chính xác việc nộp đơn vào vị trí nào là thích hợp.

2. Thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là sự công bằng và cơ hội thăng tiến

Hãy biết cách thể hiện và khẳng định việc bạn tham gia phỏng vấn là muốn tìm kiếm một môi trường làm việc tốt, sự công bằng và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp tại công ty này.

Đồng thời, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu của bạn về nhà tuyển dụng, hãy hỏi về trách nhiệm của bạn nếu được tuyển dụng liên quan tới các mục tiêu và kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty. Các nhà tuyển dụng thường có ấn tượng đặc biệt với những ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về công ty và có những chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.

3. Cho thấy việc tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí, mà là một khoản đầu tư

Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệm giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh số bán hàng, giảm thiểu chi phí, đẩy mạnh hiệu suất công việc… Bạn nên đưa ra các bảng biểu hay sơ đồ minh họa cho những ý tưởng của mình. Hãy sử dụng những dữ liệu thực nếu có thể.

Việc tìm hiểu kỹ lưỡng vị trí công việc mà bạn nộp đơn xin tuyển dụng rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rõ ràng rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất của họ.

4. Đừng bao giờ hé lộ các con số thực về lương và thưởng mong muốn của bạn hay mức lương hiện tại của bạn

Sau khi đã chứng minh được năng lực và giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, cách tốt nhất nói về mức lương là bạn cần phải biết rõ công việc yêu cầu những gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra một phạm vi nhất định để thoả thuận về lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác…

Nhưng nếu như người phỏng vấn nhất định yêu cầu bạn đưa ra một con số cụ thể thì bạn nên làm một cuộc điều tra trước khi đi phỏng vấn. Hãy hỏi những người làm ở vị trí tương đương để bạn có thể đưa ra con số gần đúng, chứng tỏ bạn biết giá trị sức lao động của mình và sự công bằng mà bạn muốn có của nhà tuyển dụng.

5. Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường, quan điểm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn

Trước khi vào phỏng vấn, bạn phải biết chính xác lý do và cái giá phải trả để có được cơ hội làm việc tại đây, ví dụ như: Cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn? Bạn sẽ phải từ bỏ những gì để có nó? Bạn phải đánh đổi những gì để đảm bảo sẽ thành công với công việc mới? Liệu có những yêu cầu bắt buộc nào không?

Trong quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường khi trả lời các câu hỏi cũng như khẳng định các giá trị của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên mềm dẻo các nhu cầu của bản thân với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc & mức lương, thưởng, cơ hội học hỏi & khả năng thạm dự các cuộc họp bàn quan trọng,.. mà bạn sẽ có nếu được tuyển dụng.

6. Nhớ rằng đây là cơ hội hai bên cùng có lợi đối với cả bạn và nhà tuyển dụng

Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định việc nhà tuyển dụng đồng ý nhận bạn sẽ là một quyết định sáng suốt. Bạn hoàn toàn có thể giúp ích cho họ rất nhiều.

Hãy khoan nói đến vấn đề tiền lương, thưởng và coi đó không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn. Vấn đề quan trọng nhất là bạn có cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp đỡ nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng kinh doanh, nâng cao hiệu quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị… và mang lại kết quả kinh doanh cao hơn.

Việc tập trung quá nhiều vào các đòi hỏi lương bổng và đề cập ngay lập tức về mức lương có thể khiến bạn mất điểm trong sự nhìn nhận, đánh giá từ phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể để chủ đề này được bàn bạc vào cuối buổi phỏng vấn.

7. Quan tâm nhiều tới “sếp” tương lai của bạn hơn là những nhà quản lý nhân sự

Sẽ thật tuyệt vời nếu người “sếp” tương lai của bạn biết rõ các nhu cầu và sẽ tự mình quyết định tuyển dụng bạn. Tìm kiếm được người tài sẽ mang lại “lợi nhuận” cho “sếp”. Do vậy, bạn hãy thể hiện các kỹ năng thích hợp nhất ngay từ lúc đầu và bằng khả năng đàm phán, thương lượng để mang lại những điều khoản có lợi nhất cho bản thân bạn khi được tuyển dụng.

Sau cùng, cuộc phỏng vấn tuyển dụng luôn là cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy đó không phải là lúc để thể hiện tính khiêm nhường. Hãy thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và đặc biệt không quên dành một thời gian nhất định để đánh bóng bản thân.

Theo Kinhdoanh